Pheretima aspergillum (Perrier, 1872)

 

Tên đồng vật

Perichaeta  aspergillum Perrier, 1872

Amynthas aspergillum Sims và Easton, 1972.

Mẫu chuẩn Chưa rõ
Nơi lưu mẫu chuẩn Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Pari, Pháp
Đặc điểm chẩn loại

Kích thước lớn. Đai kín, đủ. Có 2 đôi lỗ nhận tinh ở 7/8/9. Không có buồng giao phối. Vùng đực có nhiều nhú phụ bé xếp thành dãy dọc vành tơ. Manh tràng có bờ bụng xẻ thùy sâu. Vách 8/9/10 tiêu giảm.

Phân bố ở Việt Nam

Phân bố phổ biến trong vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, kể từ đèo Ngang. Ở Bình Trị Thiên chúng cũng được tìm ở nhiều nơi nhưng với mật độ thấp (Nguyễn, 1994). Trong khu vực phía Nam Miền Trung chỉ gặp chúng ở H. Sông Vệ (Quảng Ngãi) và TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) và chưa được tìm gặp ở Nam Bộ

 

Phân bố của Pheretima aspergillum

Bản đồ: Phân bố của loài Ph. aspergillum

 
Phân bố trên thế giới Trung Quốc, Đài Loan, đảo Madagasca,... (Blakemore, 2002).
Nhận xét

Quần thể ở Tây Bắc có nhú phụ vùng đực bị tiêu giảm chỉ còn 2 – 3 nhú bé cạnh lỗ đực (Đỗ, 1994).

Giá trị sử dụng Chưa rõ
Tài liệu tham khảo
  • Thái Trần Bái (1984), Các loài mới của giống Pheretima ở Việt Nam, Zool. Jurnal, 63(9), tr. 1317 – 1327. (tiếng Nga)
  • Blakemore R. J. (2002), Cosmopolitan Earthworms – an Eco-Taxonomic Guide to the Peregrine Species of the World. Published by VermEcology, Australia, pp. 62 – 237.
  • Phạm Thị Hồng Hà (1995), Khu hệ giun đất Quảng Nam – Đà Nẵng, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
  • Huỳnh Thị Kim Hối (2005), Khu hệ, vị trí của giun đất trong nhóm mesofauna và vấn đề sử dụng chúng ở phía Nam miền Trung Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.Trần Thúy Mùi (1985), Khu hệ giun đất vùng Đồng bằng sông Hồng, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
  • Đỗ Văn Nhượng (1994), Khu hệ giun đất miền Tây Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Thuận (1994), Khu hệ giun đất Bình Trị Thiên, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
  • Lê Văn Triển (1995), Khu hệ giun đất miền Đông Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.